Black Myth: Wukong là một trò chơi được phát triển và phát hành bởi Game Science. Quyết định tạo ra một trò chơi một người chơi được đưa ra vào ngày 25 tháng 2 năm 2018. Vào ngày phát hành, Black Myth: Wukong đã đạt hơn 2,2 triệu người chơi đồng thời trên Steam , trở thành trò chơi có lượng người chơi đồng thời cao thứ hai mọi thời đại theo số liệu này, vượt qua các trò chơi phổ biến khác như Elden Ring và Cyberpunk 2077.
Nước đi của tựa game này đang bị cộng đồng game thủ Black Myth: Wukong lên án dữ dội
Nghi vấn đạo nhái Black Myth: Wukong
Kể từ khi ra mắt, Black Myth: Wukong đã tạo ra một sức hút quá lớn đối với làng game trong và ngoài nước. Bất cứ nơi nào tựa game này xuất hiện, các game thủ đều phải bàn tán xôn xao và hết mực chú tâm. Cũng bởi vậy, Black Myth: Wukong đã gây tác động lớn tới các NPH game trên toàn cầu. Trong những ngày gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm được lấy cảm hứng từ Wukong, thậm chí, có những dự án “ăn theo” đến mức trắng trợn, khiến người xem cực kỳ phẫn nộ.
Điển hình như vừa qua, có một tựa game Mobile (tạm gọi là game X) của Việt Nam đã “gây sóng gió” như vậy. Được biết, đây là sản phẩm mới ra mắt của một NPH game nổi tiếng, thuộc dòng game di động lấy chủ đề Tam Quốc quen thuộc.
Trên thực tế, trò chơi này và Black Myth: Wukong hoàn toàn khác biệt, chẳng có bất cứ sự trùng lặp nào từ mặt đồ họa cho tới gameplay. Tuy nhiên, game X lại mắc sai lầm khi thiết kế một bài quảng cáo gây tranh cãi. Theo đó, quảng cáo này giới thiệu nhân vật Lữ Bố trong game. Tuy nhiên, cách chơi chữ “Tam Quốc Đen” và đồ họa, font chữ, bố cục của ảnh… lại không khác gì poster giới thiệu Black Myth: Wukong từng ra mắt trước đó.
Cộng đồng game thủ Black Myth: Wukong vô cùng bức xúc
Rất nhanh chóng, bài quảng cáo này đã nhận về vô số lời chỉ trích thậm tệ tới từ không chỉ fan Black Myth: Wukong nói riêng mà cộng đồng game thủ nói chung. Khi so sánh với hình ảnh gốc của Wukong, bất cứ game thủ nào cũng phải than thở về sự nghèo nàn ý tưởng đến đáng thương của đội ngũ marketing game X.
Thậm chí, một số ý kiến còn cho rằng đây chỉ là sản phẩm của AI mà thôi. Rõ ràng, đây là một hình thức “dựa hơi” để trục lợi, hoàn toàn không tạo ra bất cứ giá trị gì cho tựa game và chỉ đem lại tiếng xấu.
Hành động này đã vô hình chung, khiến cộng đồng game Việt có cái nhìn tiêu cực về các sản phẩm/ dự án game nước nhà. Đây cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho các nhà phát triển và phát hành game tại Việt Nam cần có cách tiếp cận sáng tạo hơn, chuyên nghiệp hơn để thực sự cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.